Chung kết VSD: Chúng ta cần nhiều hơn là pháp luật công minh để bảo vệ tất cả mọi người!

"Qua hai tiếng đồng hồ lắng nghe các bạn tranh biện sôi nổi, tôi nhìn thấy một điều: Chúng ta cần có thêm không gian để tự do bày tỏ quan điểm về vấn đề này từ nhiều gốc cạnh, đa chiều và đôi khi đối lập.”

Sau mấy tuần tranh tài từ vòng sơ loại tới vòng chung kết, cuộc thi “VSD-Tranh luận xã hội về vấn nạn quấy rối tình dục” cũng đã có kết quả chung kết. Hai thí sinh đã tranh luận nảy lửa về các vấn đề của cả nghi can và người bị hại gặp phải.

Trong vòng chung có hai lập luận trái chiều nhau. Một bên thì cho rằng bị hại phải được bảo vệ không chỉ bằng pháp luật mà còn là truyền thông và giáo dục ý thức cộng đồng để phòng chống hiệu quả. Một bên thì cho rằng nghi can cũng cần phải được bảo vệ, vì chưa ra toà thì không thể kết án, nếu dư luận công kích oan uổng thì làm hại cả cuộc đời một con người, một gia đình.

Thí sinh Black Rose đã lập luận rằng nghi can cũng cần được pháp luật bảo vệ, vì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Và pháp luật cần phải nghiêm minh, khi một ai đó chưa bị toà án kết tội thì chúng ta không thể chụp mũ họ được. Báo chí, truyền thông và dư luận đôi khi bị dẫn dắt và đứng về bị hại khi đọc một tâm sự, một bài viết trên mạng xã hội rồi tấn công nghi can. Nhưng điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng dư luận để bôi nhọ một người nào đó mà không cần tới luật pháp và toà án.

Trong khi khó thí sinh Nhật Minh cho rằng nạn nhân của các vụ quấy rối tình dục thường phải im lặng vì sợ xã hội kỳ thị, xa lánh. Các chứng cứ về việc bị quấy rối thường không rõ ràng, không thể thu thập được bằng chứng và khó có nhân chứng do hung thủ thực hiện hành vi một cách kín đáo, tinh vi và lén lút.

Thậm chí nhiều người bị cấp trên, hoặc người có thế lực quấy rối. Nếu lên tiếng thì sẽ bị mất việc, hoặc trả thù. Còn ra toà mà không đủ chứng cứ thì có khi lại bị tố ngược lại tội vu khống. Nhật Minh đưa ra rất nhiều nguyên nhân khiến cộng đồng cần phải bảo vệ nạn nhân ngay từ đầu, bằng mọi biện pháp, với mọi phương tiện, từ truyền thông, tẩy chay, gây áp lực lên cơ quan chức năng...

Ở phần bình luận của người xem trực tiếp, rất nhiều khán giả đã nêu quan điểm trên khung chat của Zoom về vấn nạn quấy rối tình dục. Khán giả tỏ ra rất sôi nổi khi bày bỏ nhiều luồng ý khiến trái chiều, phản biện, ủng hộ các quan điểm của thí sinh.

Bạn Suzie, một khán giả đã viết trong khung chat rằng "Điều thiếu ở đây là các cơ quan truyền thông độc lập để tìm hiểu, điều tra, lên tiếng cho cả hai bên. Tại các nước phát triển, người ta có thể viết trên các trang báo chuyên môn, làm phim và nhiều hình thức khác để đưa ra các góc nhìn đa chiều bảo vệ chính nghĩa. Ở nước ta chưa có truyền thông độc lập để giúp người yếu thế lên tiếng, kiện hoặc bảo vệ họ trước bất công xã hội. Vì thế khi một nạn nhân đưa câu chuyện của mình lên mạnh xã hội cũng là cách mà họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng, có được sự hỗ trợ từ những người có nhiều kiến thức hơn”.

Chị Angelina Trang Huỳnh, giám đốc điều hành Rise phát biểu bế mạc tại đêm chung kết: "Hôm nay chúng ta đã bình chọn khả năng tranh biện của các thí sinh, chứ không phản ảnh giá trị của từng chúng ta hoặc của Rise về vấn đề quấy rối tình dục. Vấn đề quây rối tình dục là một vấn đề nghiêm trọng của xã hội".

"Qua hai tiếng đồng hồ lắng nghe các bạn tranh biện sôi nổi, tôi nhìn thấy một điều: Chúng ta cần có thêm không gian để tự do bày tỏ quan điểm về vấn đề này từ nhiều gốc cạnh, đa chiều và đôi khi đối lập. Khi nhiều thành phần trong xã hội được lắng nghe, được nói và được hành động, giải pháp cho vấn đề quấy rối tình dục sẽ hiệu quả và thay đổi sẽ bền vững hơn cho tất cả mọi người và cho xã hội VN nói chung". Chị Trang nói.

Cám ơn các thí sinh đã giúp soi sáng vấn đề một cách đa chiều. Cám ơn ký giả Hà Giang đã điều hợp để câu chuyện được đào sâu! Ký giả Hà Giang cũng là một thành viên Ban Cố Vấn Rise! Cám ơn quý vị đã tham gia và giúp nâng cao nhận thức vấn đề!

Rise là một tổ chức tiên phong thúc đẩy phong trào xã hội ở VN  và có những chương trình  hỗ trợ và đào tạo để có thể đồng hành cùng các nhóm dự án làm trong lãnh vực này, để giúp tạo điều kiện cho những người yếu thế có thể lên tiếng.  Chúng tôi sẵn sàng đóng góp phần của mình để giải quyết vấn đề!

Rise

Thay Đổi Trong Tầm Tay!